![]() |
Sổ Sức khỏe điện tử. Ảnh: VietNamNet |
Tuy nhiên hiện nay, nhiều người phản ánh thông tin trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đã bị sai lệch. Có trường hợp chưa tiêm lại có xác nhận đã tiêm hoặc ngược lại. Người từng có xác nhận đã tiêm vắc xin nay lại mất xác nhận.
Tại ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, nhiều tình huống tương tự cũng đã xảy ra khi có những người đã tiêm chủng 2 mũi vắc xin nhưng do khâu cập nhật thông tin, phần mềm chỉ báo mới tiêm 1 mũi, thậm chí là chưa tiêm.
Điều này khiến nhiều người dân lo lắng bởi sắp tới TP.HCM sẽ thí điểm nới lỏng phục hồi kinh tế dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa trên thẻ xanh, thẻ vàng căn cứ trên kết quả tiêm vắc xin.
Về vấn đề này, theo Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, những người có sai lệch thông tin cần liên hệ đến Sở Y tế địa phương.
Những sai lệch hiện nay không phải do phần mềm, mà do nhầm khi nhập thông tin giữa danh sách đăng ký tiêm và danh sách đã tiêm hoặc do khâu nhập dữ liệu đã tiêm của cơ sở tiêm chủng bị chậm.
Với nhóm F0 đã khỏi, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn coi là "thẻ xanh" hoặc "thẻ vàng". Hiện Bộ Y tế dự thảo hướng dẫn này, khi ban hành hướng dẫn coi những người F0 đã khỏi tương đương tiêm 1 mũi hay 2 mũi vắc xin sẽ có hiển thị tương đương trên Sổ Sức khỏe điện tử/Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
![]() |
Người dân tiêm vắc xin ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải |
Tương tự, đại diện Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 Quốc gia, Bộ TT&TT chia sẻ: “Thời điểm ra mắt nền tảng tiêm chủng, đã có hơn 2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm và thông tin chỉ được lưu trên giấy tờ. Đội ngũ phát triển nền tảng đã phải có giai đoạn “nhập đuổi”, để cập nhật 2 triệu liều này lên hệ thống.
Bên cạnh đó, nền tảng tiêm chủng cũng chưa được một số cơ sở tiêm triển khai một cách đồng bộ và đúng quy trình. Cụ thể, tại một số nơi, sau khi triển khai tiêm theo quy trình cũ, đến cuối ngày, cán bộ tiêm chủng mới cập nhật dữ liệu tiêm lên nền tảng, điều này dẫn đến rủi ro có thể sai lệch về dữ liệu.
Cũng theo đại diện Trung tâm, với trường hợp bị sai thông tin (số lượng mũi tiêm, thông tin cá nhân: tên, năm sinh…), người dân có thể gửi thông tin qua chức năng phản ánh tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 quốc gia hoặc qua đường dây nóng 19009095.
Một vấn đề nữa là khi người dân cài được app, cập nhật thông tin bị báo lỗi hoặc người dùng cài app nhưng không đăng ký hoặc đăng nhập được tài khoản.
Đại diện Trung tâm cho biết, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và xét nghiệm diện rộng nên lượng truy cập tăng đột biến, dẫn đến nghẽn hệ thống tạm thời. Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia hiện đang phối hợp với Viettel nỗ lực khắc phục, xử lý lỗi, và dự kiến từ ngày 13/9, hệ thống sẽ hoạt động ổn định hơn.
Tại TP.HCM, tình trạng sai lệch thông tin cũng xuất hiện nhiều. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC), cuối tháng 8, Trung tâm đã triển khai kênh tiếp nhận thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của người dân TP để thực hiện điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử. Tính đến hết ngày 10/9 đã có hơn 350.000 lượt gửi thông tin điều chỉnh. HCDC đang phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và điều chỉnh thông tin tiêm chủng của người dân đã cung cấp qua kênh tiếp nhận của Trung tâm, khi thông tin đảm bảo tính chính xác và có “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19” đúng quy định. Bên cạnh đó, trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cũng đã cho phép người dân gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin liên quan đến việc tiêm chủng vắc xin. Để tạo thuận lợi và thống nhất trong việc tiếp nhận, điều chỉnh thông tin, HCDC thông báo thay đổi phương thức tiếp nhận thông tin điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử. Cụ thể, đóng kênh tiếp nhận của HCDC và thực hiện tiếp nhận thông tin điều chỉnh thông qua Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. |
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang
Từ cuối tháng 8 đến ngày 10/9, HCDC tiếp nhận 350.000 lượt gửi cần điều chỉnh thông tin tiêm vắc xin trên sổ Sức khoẻ điện tử. Hiện kênh tiếp nhận này của HCDC đã đóng, thời gian tới sẽ chuyển qua Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
" alt=""/>Sai lệch, mất thông tin tiêm vắc xin CovidTTCP vừa có kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP.HCM. Trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án KĐT Sài Gòn Bình An.
Đây là dự án do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) làm chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng.
Theo kết luận thanh tra, dự án KĐT Sài Gòn Bình An được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch là khu liên hợp sân golf thể thao và nhà ở vào năm 2001, theo quyết định số 57/QQĐ-TTg.
Sau đó, ngày 15/2/2017, Thủ tướng có văn bản số 224/TTg-CN chấp thuận cho điều chỉnh thành dự án khu đô thị với tổng diện tích hơn 1.174.000m2.
![]() |
TTCP chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án KĐT Sài Gòn Bình An. Tháng 3/2021, dự án được khởi công sau hơn 20 năm triển khai (Ảnh: AnPhong Construction) |
Trước đó, ngày 30/11/2015, UBND TP.HCM có quyết định số 6292 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 KĐT Sài Gòn Bình An, phường An Phú, quận 2.
Trong đó, UBND TP.HCM phê duyệt tầng cao xây dựng tối đa là 30 tầng trước khi có văn bản số 305 ngày 1/9/2016 của Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình. Điều này là thực hiện không đúng trình tự, quy định Nghị định 20/2009 của Chính phủ.
Ngoài ra, UBND TP.HCM không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe đối với khối nhà ở, nhà chung cư kết hợp thương mại, dịch vụ là chưa phù hợp quy định và đảm bảo diện tích đỗ xe theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam năm 2008.
Cũng theo TTCP, do thay đổi hướng tuyến đường dẫn cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây, dẫn đến việc chồng lấn ranh quy hoạch của dự án KĐT Sài Gòn Bình An đã được Thủ tướng giao đất tại số 57/TTg-KTN ngày 12/1/2001. Trong đó, có 7.228,3m2 thuộc dự án được UBND quận 2 (cũ) đền bù trước đó nhưng không sử dụng do thay đổi hướng tuyến đường. Đồng thời, UBND TP.HCM đã thu hồi 35.773m2 đất của dự án được chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng, làm đường. Việc này dẫn đến làm thay đổi diện tích đất của dự án KĐT Sài Gòn Bình An so với quyết định thu hồi và giao đất của Thủ tướng.
Do vậy, TTCP đề nghị UBND TP.HCM xem xét để xử lý theo thẩm quyền, trong đó bồi thường cho chủ đầu tư dự án phần diện tích 35.773m2 do thay đổi hướng tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây.
![]() |
Phối cảnh dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An khu nhà ở gồm biệt thự, nhà liên kế, căn hộ cao cấp và khu liên hợp sân golf với các công trình khu nghỉ dưỡng spa, sân golf 18 lỗ… |
Cùng với đó, tiếp tục xem xét để giao cho nhà đầu tư 7.228,3m2 đất thuộc quy hoạch của dự án đã được Thủ tướng chấp thuận tại văn bản 224/TTg-CN ngày 15/2/2017 do UBND quận 2 thực hiện đền bù. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM tính tiền sử dụng đất theo quy định, tránh kéo dài đầu tư xây dựng, lãng phí đất và tài sản của nhà nước.
Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM vượt quyền Bộ
Theo kết luận thanh tra, về quản lý môi trường, theo quy định, dự án do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư thì phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Tuy nhiên, ngày 28/4/2016, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM có quyết định số 1038 phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án.
“Việc này là không đúng thẩm quyền, vi phạm quy định của Nghị định 18/2015 của Chính phủ” – TTCP nêu rõ.
Ngày 15/2/2017, Thủ tướng có văn bản số 224/TTg-CN chấp thuận đầu tư dự án KĐT Sài Gòn Bình An, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM và UBND TP.HCM chưa thực hiện các thủ tục đầu và chưa tính, thu tiền sử dụng đất theo quy định. Lý do là việc đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài từ năm 2004 đến năm 2015 và trong thời gian đó, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 867/TTg-KTN ngày 18/6/2015 chấp thuận điều chỉnh quy hoạch sân golf thành dự án khu đô thị.
Đến thời điểm thanh tra, dự án đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật và nhà ở. Do đó, TTCP đề nghị UBND TP.HCM xem xét xử lý đối với các tồn tại, vi phạm. Đồng thời, chỉ đạo, thực hiện xác định để thu tiền sử dụng đất và xử lý các vấn đề còn tồn tại của dự án theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Trong đó, có việc thực hiện trình tự, thủ tục của dự án theo quy định sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tường tại văn bản 2241TTg-CN ngày 15/2/2017.
Vào tháng 3 vừa qua, nhà thầu xây dựng An Phong đã phối hợp cùng Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Tường Việt khởi công dự án KĐT Sài Gòn Bình An sau hơn 20 năm triển khai. Được biết, KĐT Sài Gòn Bình An được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Sản xuất Thiên Hải cùng các công ty liên doanh khác để thực hiện dự án trên khu đất có tổng diện tích 120 ha nằm trên địa bàn phường An Phú vào tháng 1/1999. Sau đó, dự án được các cơ quan chức năng chấp thuận thêm phần tiện ích sân golf An Phú dẫn đến phần diện tích dự án tăng lên 137ha vào năm 2000. Sau đó, Chính phủ ban hành quyết định thu hồi, giao đất cho SDI Corp để thực hiện dự án tại Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 12/1/2001. Lúc này, KĐT Sài Gòn Bình An có tên gọi là Khu liên hợp sân Golf – Thể dục thể thao và nhà ở (tên thương mại là Saigon Golf Country Club and Residences). Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích khu đất chỉ còn khoảng 117ha theo Quyết định số 6296/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 ngày 30/11/2015. Theo giới thiệu, KĐT Sài Gòn Bình An được chia thành hai khu vực gồm khu nhà ở 22ha với 193 nền biệt thự, nhà liên kế sân vườn và 2 block chung cư với 132 căn hộ cao cấp, 8 căn penthouse; khu liên hợp sân golf rộng 92ha với các công trình khu nghỉ dưỡng spa, sân golf 18 lỗ… |
Thuận Phong
Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị UBND TP. HCM chủ trì, xem xét xử lý các sai phạm trong công tác quản lý xây dựng, quy hoạch, đất đai.
" alt=""/>Loạt sai phạm biến dự án sân golf thể thao và nhà ở thành KĐT Sài Gòn Bình An